Răng sâu xuất hiện kéo theo các cơn đau nhức dai dẳng, ê buốt, bứt rứt, khó chịu gây khó ngủ, cản trở ăn uống dẫn đến suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt hàng ngày. Răng sâu bị vỡ là tình trạng nặng, báo động đến lúc bạn cần chú ý sức khỏe răng miệng của mình. Vậy răng sâu bị vỡ có nên nhổ không, hay chỉ cần trám phần lỗ sâu, bọc răng sứ là được? Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn, đồng thời các bác sĩ của Trung tâm Nha Khoa 3C sẽ đưa ra một vài giải pháp điều trị thích hợp cho bạn.
Nội dung bài viết
Răng sâu bị vỡ là gì?
Sâu răng, lỗ sâu thường xuất hiện giữa các răng, trên bề mặt nhai, hoặc tại chân răng do bị tụt nướu, không có men răng bảo vệ. Dấu hiệu chính là xuất hiện những chấm đen, lỗ li ti, sau đó lan rộng, to dần, khiến răng yếu, không có sức đề kháng, thức ăn dễ mắc kẹt, răng càng dễ tổn thương, vỡ mảnh. Mặt khác, đội quân vi khuẩn sâu răng có thể tấn công hết thân răng, làm lộ chân răng, hư hại các dây thần kinh ở vùng trung tâm răng, tủy răng.
Răng sâu bị vỡ cũng có mức độ. Vỡ nhẹ khi một mảnh răng nhỏ rơi, vỡ nặng là khi vỡ toàn bộ thân răng chỉ còn phần chân, thậm chí còn tiêu biến răng hơn thế nữa.
Nguyên nhân răng sâu bị vỡ
Răng sâu rất “nhạy cảm” vì đặc điểm của chúng chính là giòn, dễ vỡ, chỉ cần các tác nhân nhỏ từ bên trong hay bên ngoài khoang miệng cũng có thể khiến chiếc răng này bể, nứt
Một vài lý do khiến răng sâu bị vỡ thường gặp như sau:
- Tủy răng bị viêm do thiếu chất dinh dưỡng nuôi răng nên răng dễ bị sâu và vỡ ra, làm chết tủy răng, mất răng vĩnh viễn.
- Thói quen vệ sinh răng miệng chưa sạch, nhất là với đồ ăn có nhiều tinh bột, đường, các món ăn hải sản dính vào kẽ răng. Nếu không vệ sinh kỹ, chúng dễ chuyển hóa thành acid, bám vào thành răng, lâu dài sẽ ăn mòn, hình thành vi khuẩn tấn công, dẫn đến vết sâu răng lớn hơn, ăn mòn, đứt gãy, vỡ răng.
- Bổ sung thức ăn không đủ chất dinh dưỡng làm cơ thể không có sức đề kháng, dễ mắc bệnh đồng nghĩa với việc răng không được chắc khỏe, dễ nứt hơn so với bình thường.
- Cơ thể không khỏe mạnh, mắc bệnh về dạ dày, khiến tình trạng ợ chua xuất hiện, dịch tiết từ dạ dày trào ngược lên ảnh hưởng đến men răng. Răng dễ dễ bị bào mòn, tăng nguy cơ vỡ răng nếu răng đã bị sâu trước đó.
- Tác động từ bên ngoài cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua. Nếu răng đã yếu, bạn còn cố gắng ăn đồ ăn quá cứng hay chỉ vô tình va đập sẽ dễ dàng khiến các vết nứt bị vỡ, hoặc các lỗ sâu răng bị nứt, đồ ăn cứng rơi vào lỗ sâu khó lấy ra. Từ đó, tình trạng ê buốt, đau nhức, xiết răng nặng nề.
Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?
Nếu răng đã bị sâu mà không được khắc phục hoặc điều trị, sẽ ảnh hưởng đến kết cấu phần cứng, làm cho răng dễ vỡ, mẻ hơn nữa, ảnh hưởng đến tủy răng. Sau cùng ảnh hưởng đến chân răng, làm tiêu biến răng.
Tùy theo mức độ vỡ, mẻ răng sâu, bác sĩ sẽ chọn hướng giải quyết thích hợp. Ví dụ, răng sâu chỉ bị nứt nhẹ, lỗ sâu răng nhỏ, bạn chỉ cần trám nhẹ và chăm sóc răng miệng cẩn thận để vết sâu răng không lan rộng tại chính răng đó và các răng lân cận. Với vết sâu răng lớn, có lỗ hổng to, ngoài việc trám, bạn có thể bọc răng sứ, hoặc nhổ răng sâu và trồng răng mới vào.
Trung tâm Nha Khoa 3C xin chia sẻ kỹ hơn với bạn về các cách xử lý răng sâu bị vỡ như sau:
Phương pháp trám răng
Trám răng là phương pháp thường được lựa chọn nhất để xử lý răng sâu. Với sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hiện đại ngày nay, thời gian và quá trình trám răng được rút gọn, diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 15 phút đến 20 phút/lần. Vết sâu răng lớn hơn sẽ trám từ 2 – 3 lần, còn vết răng sâu nhỏ, chỉ cần thực hiện 1 lần trám là đủ. Phương pháp này giúp bảo tồn răng thật và không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Chi phí tiết kiệm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này không có hiệu quả lâu dài và chỉ phù hợp cho những lỗ sâu răng không quá lớn. Định kỳ sau khi trám khoảng 2 tháng, bệnh nhân cần đi trám lại và kiểm tra vết sâu răng có biến chuyển gì nữa không.
Phương pháp bọc mão răng sứ
Một cách nữa cũng thường được sử dụng, đó chính là bọc mão răng sứ. Với bệnh nhân có lỗ răng sâu lớn chiếm khoảng ½ răng, cách trám răng dường như không hiệu quả, hoặc bệnh nhân không muốn nhổ răng thật, chưa thể nhổ răng thì nên chọn cách bọc sứ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng, điều trị vết sâu, rồi mài răng đến tỷ lệ phù hợp, sau đó lắp mão sứ có kích thước tương thích lên để che răng sâu, bảo vệ răng khỏi các tấn công từ bên ngoài.
Trường hợp răng sâu quá nặng, tủy đã bị hư chỉ còn chân răng thì bác sĩ buộc phải nhổ răng của bệnh nhân để tránh ảnh hưởng đến các răng xung quanh và chấm dứt cơn đau dai dẳng nhanh nhất. Lúc này, bệnh nhân chỉ có thể chọn trồng cầu răng sứ hoặc implant để phục hình răng bị mất.
>>> Xem thêm: Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?
Cách điều trị răng sâu bị vỡ
Trong giai đoạn răng sâu ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần điều trị bằng khoáng chất Flour có trong muối, kem đánh răng, nước súc miệng và một số thức ăn có khoáng chất như Flour, Canxi, vitamin B.
Với Flour, bạn có thể dùng bông gòn tẩm Flour rồi thoa trực tiếp lên chỗ sâu và toàn bộ các răng lân cận để kìm hãm sự lây lan của vết sâu. Để đạt được hiệu quả nhanh hơn, bạn nên kết hợp việc ăn uống, bổ sung thực phẩm chứa Flour hàng ngày và dùng Flour trực tiếp. Đây là cách đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng cần kiên trì. Sau một khoảng thời gian, răng sâu sẽ dần được cải thiện.
Khi răng sâu đã vỡ, trám răng thường là giải pháp đầu tiên được chọn. Trường hợp răng sâu bị vỡ quá nặng chỉ còn mỗi chân răng, răng vừa bị yếu, vết viêm nhiễm vừa lan rộng, lúc này nha sĩ sẽ đề nghị nhổ bỏ răng, làm sạch chóp răng, đặt thuốc hoặc uống thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ lắp răng giả bằng mão sứ hoặc trồng răng Implant cho bệnh nhân.
Trường hợp cơn đau răng còn kéo dài và đau dai dẳng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau tại nhà như aspirin, acetaminophen, ibuprofen cho bệnh nhân.
Liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua số Hotline (028) 3 925 1331 / 0916 037 766 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ sớm nhất về các vấn đề điều trị và chăm sóc răng miệng.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ 3C
- Địa chỉ: A35 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
- Website: https://nhakhoa3c.com/
- Hotline: (028) 3 925 1331 / 0916 037 766
- Mail: trungtamniengrang3c@gmail.com