Bạn đã hoàn tất quá trình niềng răng đầy gian nan và đã sở hữu được nụ cười tươi tắn như mong ước. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết bí quyết để giữ gìn thành quả này lâu dài? Hàm duy trì chính là chìa khóa vàng giúp bạn bảo vệ nụ cười rạng rỡ sau niềng răng. Vậy hàm duy trì là gì? Tại sao lại cần đeo hàm duy trì sau niềng răng? Cùng Nha Khoa 3C tìm hiểu ngay hàm duy trì trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì trong tiếng Anh là gì? Là Retainers, có thể được mô tả là một loại dụng cụ được sử dụng sau khi hoàn tất quá trình niềng răng (khi dây cung và mắc cài đã được tháo ra). Chức năng chính của hàm duy trì là giữ cho răng ổn định và ngăn ngừa việc răng di chuyển sai lệch. Giống như khay niềng, khí cụ duy trì được thiết kế sao cho phù hợp với kích thước và hình dáng của hàm răng từng người. Nhờ đó, chúng ôm sát và đảm bảo rằng chân răng không bị dịch chuyển khi ăn uống.
>>> Xem thêm: Máy tăm nước là gì?
Các loại hàm duy trì thông dụng
Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì trong suốt là một dụng cụ nha khoa được sử dụng sau khi kết thúc quá trình niềng răng để giữ răng cố định ở vị trí mới, ngăn ngừa răng bị di chuyển, xô lệch trở lại. Loại hàm này được làm từ chất liệu nhựa y tế cao cấp, trong suốt, có độ dẻo và độ bền cao, an toàn cho người sử dụng.
Ưu điểm
- Nhờ màu sắc trong suốt, hàm duy trì gần như vô hình khi đeo, không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người dùng.
- Chất liệu mềm dẻo giúp hàm duy trì ôm sát vào răng, tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
- Hàm duy trì có thể tháo lắp dễ dàng, giúp người dùng dễ dàng vệ sinh răng miệng.
- Hàm duy trì có thể mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi, sử dụng đơn giản, không tốn nhiều thời gian.
Nhược điểm
- Hàm duy trì trong suốt thường có giá thành cao hơn so với các loại hàm duy trì khác như hàm duy trì cố định hay hàm duy trì tháo lắp.
- Do tính chất tháo lắp dễ dàng, hàm duy trì trong suốt có thể bị mất hoặc hỏng nếu người sử dụng không cẩn thận.
Hàm duy trì tháo lắp
Đây là một hàm duy trì được làm từ dây cung kim loại, bao quanh các răng cửa giữa hai răng nanh và được gắn chắc chắn vào một khuôn acrylic nằm trên vòm miệng hoặc bên dưới lưỡi của bệnh nhân.
Ưu điểm
- Có tính ổn định cao do có kết cấu chắc chắn ít bị xê dịch đem lại hiệu quả rất cao.
- Độ bền cao và không cần thay mới trừ khi làm mất.
- Dễ dàng tháo lắp nên có thể đeo tại nhà và tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng và cũng không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Nhược điểm
- Có thể gây vướng víu khi mới sử dụng.
- Có trường hợp bị gây kích ứng đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Hàm duy trì cố định bằng kim loại
Hàm cố định sau khi niềng răng được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ, có dạng sợi dài và hình dáng tương tự như dây cung. Bác sĩ sẽ cắt và điều chỉnh chiều dài của khí cụ này, sau đó gắn nó vào mặt trong của răng bằng composite. Cách làm này giúp giữ cho răng ổn định liên tục, ngăn chặn tình trạng răng di chuyển ngoài ý muốn.
Ưu điểm
- Hiệu quả duy trì cao
- Phù hợp với trường hợp nhổ răng
- Gắn vào mặt trong nên không ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Nhược điểm
- Chất liệu Composite có thể bị bung tuột, nếu gặp trường hợp này nên đi đến nha khoa để gắn lại.
- Nếu không làm sạch răng miệng kĩ thức ăn dễ mắc lại, dẫn đến sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.
Tại sao phải đeo hàm duy trì?
Sau khi đã tìm hiểu đeo hàm duy trì là gì, nhiều người còn thắc mắc vì sao cần phải đeo hàm duy trì. Theo cấu trúc, răng của chúng ta nằm trong xương hàm và được bao quanh bởi các dây chằng nha chu quanh chân răng. Sau khi quá trình niềng răng hoàn thành, cần có một khoảng thời gian đủ dài để mô nướu và dây chằng nha chu ổn định. Trong thời gian này, nếu không đeo hàm duy trì, các dây chằng nha chu có thể khiến răng di chuyển trở lại vị trí ban đầu.
Ngoài ra, việc răng chịu lực siết lớn trong thời gian dài làm cho xương hàm trở nên yếu và nhạy cảm hơn trước. Kết hợp với việc ăn nhai liên tục, buộc các khớp cắn phải hoạt động không ngừng. Do đó, răng rất dễ có xu hướng trở về vị trí cũ.
Vì vậy, việc đeo hàm duy trì trong thời gian này là cần thiết. Chúng giúp răng ổn định và giảm bớt lực tác động trong quá trình ăn nhai.
Phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì cho đến khi cấu trúc xương hàm hoàn thiện, răng và nướu ổn định và các răng đã vào đúng vị trí. Thời gian đeo hàm phụ thuộc vào tình trạng răng của từng bệnh nhân. Trẻ em thường đeo hàm duy trì cho đến khi trưởng thành (khoảng 20 tuổi). Đối với người lớn, quá trình phục hồi kéo dài hơn, yêu cầu đeo hàm duy trì ít nhất từ 6 đến 12 tháng. Trong trường hợp răng quá yếu, có thể phải đeo hàm duy trì suốt đời.
Lưu ý khi đeo hàm duy trì
Việc đeo hàm duy trì sau niềng răng cũng cần phải lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo răng sau niềng ổn định:
- Đối với hàm tháo lắp, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì liên tục trong giai đoạn đầu để tránh quên đeo lại sau khi tháo ra.
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng và hàm thật sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Hàm tháo lắp nên được tháo ra khi ăn uống và khi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm quá cứng và dai trong thời gian đeo khay duy trì.
- Tránh để hàm hoạt động mạnh và liên tục nhằm tránh tình trạng chạy răng.
- Tái khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề không mong muốn.
Bài viết này đã giải thích hàm duy trì là gì cũng như vì sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng. Hàm duy trì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thành quả niềng răng của bạn. Nhờ có hàm duy trì, nụ cười rạng rỡ và hàm răng đều đặn sẽ được duy trì lâu dài, giúp bạn tự tin tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề liên quan đến hàm duy trì hãy liên hệ ngay với Nha Khoa 3C để được giải đáp nhé!