Nhiều người trong chúng ta rất muốn có nhu cầu niềng răng để thay đổi nụ cười được trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên bạn cứ lo sợ vì không biết được rằng niềng răng có phải nhổ răng không, nếu phải nhổ răng thì sẽ rất đau đớn, chính vì lẽ đó chúng trở thành nguyên nhân khiến bạn phải chần chờ không dám quyết định niềng răng. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trên, hãy cùng Nha Khoa 3C tìm hiểu nhé !
Nội dung bài viết
Niềng răng có phải nhổ răng không?
Niềng răng có phải nhổ răng không? Đầu tiên, bạn cần hiểu được nguyên tắc của kỹ thuật niềng răng đó chính là phương pháp sử dụng mắc cài để kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí bằng lực kéo của các dây cung. Để cho quá trình dịch chuyển của răng được thuận tiện thì cần phải có một khoảng trống bất kỳ nào đó.
Trong trường hợp răng của bạn rơi vào trường hợp khó như bị hô hay răng chen chúc nặng thì bắt buộc bác sĩ phải nhổ để phục vụ cho quá trình niềng răng. Thế nhưng chỉ định về việc bác sĩ sẽ nhổ một hoặc nhiều răng tùy thuộc vào kiểu răng của từng người khác nhau.
Tuy nhiên quyết định có nhổ răng hay không cần phải được bác sĩ xem xét và phân tích kỹ lưỡng trong quá trình thăm khám giai đoạn đầu. Thông thường việc nhổ răng khi niềng răng chỉnh nha chỉ xảy ra ở người trưởng thành. Chính vì thế các ba mẹ nên cho con em của mình niềng răng chỉnh nha sớm khi còn nhỏ, việc này giúp cho quá trình niềng răng ngắn hơn do răng dễ dịch chuyển và đồng thời sẽ hạn chế việc nhổ răng khi chỉnh nha sau này.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng việc niềng răng có phải nhổ răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng của từng đối tượng. Mọi người không nên quy chụp tổng quan là khi đi niềng răng chỉnh nha bắt buộc phải nhổ răng, điều này khiến cho tâm lý của nhiều người trở nên lo lắng. Để biết được kết quả chính xác, bạn cần đến cơ sở nha khoa để bác sĩ tư vấn, chụp phim và phân tích để đưa ra kế hoạch điều trị.
Trường hợp nào niềng răng phải nhổ răng?
Dưới đây sẽ liệt kê chi tiết những trường hợp khi niềng răng chỉnh nha phải nhổ răng:
Những người có răng khôn
Đây là chiếc răng mọc trong giai đoạn con người từ 18- 25 tuổi, chính vì thế các răng trong hàm đã trưởng thành và mọc cố định. Răng khôn mọc lên sau cùng không còn chỗ đứng trong hàm dẫn đến tình trạng xô lệch, chen chúc các răng khác nên khiến hàm răng của bạn trở nên biến dạng. Đồng thời việc mọc răng khôn gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Chính vì thế trong quá trình niềng răng chỉnh nha bác sĩ sẽ loại bỏ vị trí của răng khôn, tạo khoảng trống để kéo các răng trở về vị trí ban đầu.
Số lượng răng vượt quá 32 chiếc
Việc có quá nhiều răng có thể xảy ra với các trường hợp từ nhỏ đến lớn không bị rụng răng sữa. Chính vì thế số lượng răng quá nhiều làm chúng mọc chen chúc nhau dẫn đến hàm bị xô lệch. Nếu bạn rơi vào trường hợp này bác sĩ cũng sẽ tiến hành nhổ bớt răng của bạn đầu tiên sau đó thực hiện quá trình niềng răng.
Răng hô
Răng hô là hiện tượng răng và xương hàm trên bị nhô ra phía trước, hiện tượng này sẽ làm cho bạn bị lệch khớp, gây khó khăn trong việc nhai thức ăn. Không những thế chúng còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của cơ mặt khiến cho người bị răng hô cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này muốn chỉnh nha để thay đổi bản thân thì đừng ngần ngại về việc niềng răng có nhổ răng không vì mọi việc đã có bác sĩ chăm sóc tận tình, chỉ cần bạn cố gắng lạc quan tinh thần kết hợp thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và đi thăm khám theo chu kì thì bạn sẽ nhận lại quả ngọt xứng đáng.
Răng móm
Đi ngược với tình trạng trên, vì một số nguyên nhân do răng dưới bị chìa ra so với răng cửa trên hoặc lệch khớp hàm dẫn đến tình trạng bị móm. Tương tự với tình trạng hô gây nhiều khó khăn trong quá trình niềng nên bắt buộc bác sĩ phải nhổ răng cho răng về đúng vị trí hơn.
Bệnh nhân có hàm răng xấu
Ở đây bạn sẽ không rơi vào tình trạng bị hô hay móm tuy nhiên hàm răng của bạn không đều nhau chẳng hạn như trường hợp răng bị khấp khểnh, hay mọc lộn xộn. Nếu thuộc vào trường hợp này bạn sẽ phải nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ trước khi niềng.
Trường hợp nào không cần nhổ răng khi niềng?
Để biết được mình có cần nhổ răng khi niềng răng hay không thì hãy xem mình có thuộc các trường hợp được liệt kê bên dưới không nhé:
Răng thưa
Điều này là chắc chắn vì bản chất của nhổ răng trong chỉnh nha là tạo ra khoảng trống giữa các răng. Nếu như bạn có hàm răng thưa thì sẽ không cần nhổ răng bạn nhé.
Trẻ em
Trẻ trong giai đoạn vàng của niềng răng từ 12-16 tuổi, ở giai đoạn này răng của các bé rất dễ dịch chuyển theo khung mắc cài một cách dễ dàng nên không cần thiết phải nhổ răng. Đồng thời rút ngắn thời gian niềng răng sớm hơn rất nhiều so với niềng răng của người trưởng thành, người lớn.
Răng không quá dày
Điều này đồng nghĩa với việc số lượng răng không quá thưa thớt hoặc quá nhiều mà chúng vừa đủ có khoảng cách để răng có thể dịch chuyển thì bạn sẽ không cần nhổ răng trước khi niềng, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra phác thảo về quy trình và tiến hành niềng răng.
Ngoài ra, hiện nay tại các nha khoa còn sử dụng phương pháp mài răng để tạo khoảng cách giữa các khe răng từ đó làm tăng không gian cho răng dịch chuyển và không nhất thiết phải nhổ răng.
Tổng kết
Việc nhổ răng trước khi niềng răng là vô cùng quan trọng. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin để chọn nha khoa có độ uy tín, máy móc hiện đại trong việc thăm khám chuẩn xác, tay nghề bác sĩ có kinh nghiệm va chạm với nhiều ca niềng răng.
Tại Nha Khoa 3C – một trong những nha khoa có độ uy tín cao, nằm tọa lạc tại quận 1 Sài Gòn luôn đem chất lượng, an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Bác sĩ thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân có kiến thức chuyên môn và làm nghề lâu năm. Đồng thời nha khoa luôn lắng nghe những mong muốn của bệnh nhân và tận tâm chia sẻ để đưa ra lộ trình phù hợp nhất với khách hàng.
Tóm lại, việc niềng răng có phải nhổ răng không là tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có nhiều thông tin kiến thức về niềng răng. Những ai đang có nhu cầu thay đổi vẻ đẹp về nụ cười hãy liên hệ sớm với Nha Khoa 3C qua hotline (028) 3925 1331 hoặc truy cập vào đây https://nhakhoa3c.com/ để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác về chỉnh nha bạn nhé !
>>>> Xem thêm: Niềng răng giá bao nhiêu tiền?