Trong quá trình niềng răng, một số bệnh nhân gặp vấn đề về lợi trùm gây đau nhức và khó chịu. Vậy lợi trùm khi niềng răng là gì? Nguyên nhân do đâu? Đừng lo lắng, hãy theo dõi ngay bài viết này, Nha Khoa 3C sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về lợi trùm và cách khắc phục hiệu quả nhé!
Lợi trùm khi niềng răng là gì?
Lợi trùm là tình trạng khi phần lợi (nướu) bao phủ toàn bộ bề mặt răng, khiến răng bị “mắc kẹt” giữa phần lợi dư thừa. Tình trạng lợi trùm thường xuất hiện khi răng khôn mọc, đôi khi có thể xuất hiện ở các răng khác như răng cửa. Viêm lợi trùm gây đau đớn kéo dài, thậm chí có thể gây sốt và viêm mủ nếu không được điều trị kịp thời.
Lợi trùm khi niềng răng không chỉ gây đau nhức và ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn của răng, mà còn có thể gây sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng và các vấn đề khác.

Dấu hiệu nhận biết lợi trùm
Lợi trùm trong quá trình niềng răng có thể dẫn đến nhiều vấn đề khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và quá trình điều trị chỉnh nha, cụ thể như sau:
- Cảm giác đau và khó chịu: Khu vực răng khôn, đặc biệt là ở phần sau của hàm, thường bị đau. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn uống hoặc chạm vào lợi, làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
- Lợi sưng phồng và viêm: Lợi tại khu vực răng khôn có thể trở nên sưng phồng, đỏ hoặc có màu thẫm hơn do viêm nhiễm hoặc do răng khôn mọc lệch gây áp lực lên lợi.
- Khó khăn trong việc nhai: Việc nhai thức ăn trở nên khó khăn và gây đau đớn, đôi khi có cảm giác như răng đang đâm vào lợi hoặc vào các răng kế cận.
- Xuất hiện dịch hoặc mủ: Nếu lợi bị nhiễm trùng, có thể xuất hiện mủ hoặc dịch khi ấn nhẹ vào vùng lợi bị sưng. Đây là dấu hiệu của viêm nhiễm nặng và cần can thiệp y tế ngay lập tức.
- Sốt và mệt mỏi: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, kèm theo cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược do nhiễm trùng tại khu vực lợi trùm.
- Khó khăn khi sử dụng dụng cụ niềng: Áp lực từ các khí cụ niềng răng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau và khó chịu ở lợi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Nếu bạn gặp phải những triệu chứng như kể trên, việc thăm khám và điều trị kịp thời tại nha khoa là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ.
Nguyên nhân gây lợi trùm khi niềng răng
Theo bác sĩ nha khoa tình trạng lợi bị trùm khi niềng răng mắc cài theo phương pháp chỉnh nha truyền thống hay hiện đại do một số nguyên nhân sau:
- Răng khôn mọc lệch: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, do răng khôn không đủ không gian mọc bình thường nên đã mọc ngầm, đâm vào lợi. Phần lợi trùm từ răng khôn có thể lây sang các răng khác dẫn đến tình trạng xô lệch hàm, ảnh hưởng tới kết quả niềng răng.

- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khi niềng răng, vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn vì có nhiều khe kẽ, ngóc ngách ở các vị trí mắc cài, dây cung. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm lợi.
- Sai kỹ thuật niềng răng: Bác sĩ thực hiện niềng răng sử dụng lực siết quá mạnh hoặc kỹ thuật không phù hợp có thể khiến lợi bị tổn thương, dẫn đến lợi trùm. Bên cạnh đó, việc sử dụng các khí cụ niềng răng kém chất lượng, thao tác gắn mắc cài, dây cung không đúng chuẩn cũng khiến lợi bị viêm, sưng và trùm xuống chân răng.
- Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, D, canxi… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nướu, khiến lợi dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy và trùm lên thân răng.
Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt, bổ sung đủ dưỡng chất và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lợi trùm khi niềng răng.
Cách khắc phục tình trạng lợi trùm khi niềng răng
Trường hợp lợi trùm mức độ nhẹ
Trong trường hợp này, bệnh nhân thường trải qua cảm giác đau nhẹ kéo dài từ 1 đến 2 ngày, nhưng không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như sốt cao hay nổi hạch. Với tình trạng lợi trùm nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng các biện pháp sau:
- Chườm khăn ấm hoặc đá lạnh lên vùng má tại vị trí răng đau để giảm đau.
- Dùng nước muối pha loãng súc miệng để giảm viêm và sưng đau.
- Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, để làm dịu cảm giác khó chịu ở lợi.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trường hợp lợi trùm mức độ nặng
Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn và điều trị kịp thời. Khi đó, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể và sức khỏe răng miệng của bạn để xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp.
- Nếu răng khôn mọc thẳng và không va chạm hoặc chèn ép các răng lân cận, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ phần nướu trùm lên răng. Phương pháp này giúp giảm thiểu rủi ro và không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
- Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, gây áp lực hoặc đẩy vào các răng lân cận, việc cắt bỏ mô nướu không phải là phương án hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia, vị trí mọc lệch của răng khôn có thể gây viêm nhiễm, sâu răng, tửu tủy và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các răng xung quanh. Do đó, việc cắt bỏ mô nướu chỉ là giải pháp tạm thời và không thể giải quyết hết các vấn đề phát sinh. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân nên xem xét lựa chọn nhổ răng khôn để giải quyết các vấn đề này một cách toàn diện.
Cách phòng ngừa bị lợi trùm khi niềng răng
Để phòng tránh tối đa tình trạng viêm lợi trùm khi chỉnh nha, bạn nên tuân thủ cách chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sử dụng bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa bám quanh mắc cài và dây cung. Bạn nên lựa chọn các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho người niềng răng để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần để đảm bảo lông bàn chải luôn mềm mại và sạch sẽ.

Chế độ ăn uống khoa học
Sau khi niềng răng, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, dai, dính để tránh làm hư hại mắc cài và gây tổn thương lợi. Thay vào đó bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và bảo vệ răng miệng.
Tham khảo thêm: Thực đơn cho người niềng răng chuẩn khoa học, an toàn
Chọn nha khoa uy tín khi niềng răng
Để đạt kết quả niềng răng như ý, bạn nên chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về chỉnh nha. Đồng thời phòng khám phải được trang thiết bị nha khoa hiện đại để giúp quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nha khoa uy tín sẽ có quy trình điều trị rõ ràng, minh bạch và luôn đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Hút thuốc làm giảm khả năng phục hồi của mô nướu và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, vì vậy bạn cần bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái, giảm stress bởi căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Việc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh khí cụ niềng răng để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra đúng kế hoạch.
Kết luận
Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về lợi trùm khi niềng răng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Lợi trùm tuy không nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng. Việc lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ niềng răng giàu kinh nghiệm cùng tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chăm sóc răng miệng là chìa khóa để có một hàm răng đẹp và chắc khỏe. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa 3C để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này nhé!