Khớp cắn sâu | Nguyên nhân và cách điều trị

nha-khoa-3c

Bạn cảm thấy không tự tin khi cười vì hàm răng “ngược đời”, răng hàm trên “ngập” sâu vào lợi của răng cửa hàm dưới? Đây chính tình trạng răng cắn sâu (khớp cắn sâu) – một vấn đề nha khoa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chưa biết nguyên nhân và cách điều trị khớp căn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Nha Khoa 3C nhé!

Khớp cắn sâu là gì?

Răng cắn sâu (khớp cắn sâu) là tình trạng sai lệch khớp cắn, được thể hiện mất đối giữa hai hàm, khiến răng ở hàm dưới lọt thỏm hoặc khuất sâu phía sau răng hàm trên. Vấn đề này làm khuôn mặt không hài hoà, phá vỡ tỷ lệ cấu trúc chuẩn của hàm, hàm không đạt khớp cắn chuẩn.

Một số cách nhận biết khớp cắn sâu:

  • Răng hàm dưới có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với hàm trên, đây là dấu hiệu ban đầu của tình trạng khớp cắn sâu. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, khớp cắn sâu có thể làm cho các răng ở rìa hàm dưới không tiếp xúc với răng hàm trên mà thay vào đó sẽ chạm vào phần nướu trong của hàm trên.
  • Mức độ tương quan giữa hàm trên và hàm dưới không đạt tỷ lệ chuẩn, hàm trên có xu hướng che phủ gần như hoàn toàn các răng hàm dưới. Khi miệng ngậm lại, rất khó để nhìn thấy các răng ở hàm dưới.
  • Tương quan giữa trán, mũi và cằm vẫn khá bình thường và không bị ảnh hưởng nhiều bởi khớp cắn sâu. Các răng sau vẫn tiếp tục mọc, nhưng diện tích của chúng có thể bị giảm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khớp cắn sâu.
  • Đường nối giữa trán, mũi và cằm có thể không thẳng hàng, bị gấp khúc tuỳ vào mỗi người.
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu là gì?

Nguyên nhân gây ra hàm cắn sâu

Răng cắn sâu do xương hàm

Răng cắn sâu (khớp cắn sâu) do hàm là hiện tượng hàm dưới ngắn hơn hàm trên, răng trên sẽ nhô ra phía trước nhiều hơn so với răng dưới. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn do răng bị tổn thương, răng mọc chen chúc hoặc mất răng hoặc cũng có thể do vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Khớp cắn sâu do răng

Những thói quen lúc nhỏ liên quan đến việc đẩy lưỡi vào mặt sau của răng cửa có thể dẫn đến tình trạng cắn sâu. Những thói quen này bao gồm: sử dụng núm vú giả và bình sữa trong thời gian dài; mút ngón tay và thói quen đẩy lưỡi. Nếu trẻ đã có sẵn cắn sâu do di truyền, các thói quen này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây ra hàm cắn sâu
Nguyên nhân gây ra hàm cắn sâu

Một số nguyên nhân khác

  • Mất răng sữa sớm không được phục hồi có thể gây lệch lạc.
  • Rối loạn nhịp thở như ngưng thở khi ngủ cũng liên quan đến sai khớp cắn.
  • Cắn móng tay và nhai đồ cứng có thể gây ra tình trạng cắn sâu.
  • Nghiến răng quá mức là một nguyên nhân gây ra cắn sâu, gây tổn thương xương xung quanh răng cửa trên, có thể dẫn đến mất răng cửa trên hoặc chấn thương nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân răng cắn hở

Các cách điều trị khớp cắn sâu

Niềng răng khớp cắn sâu

Trong trường hợp các bệnh nhân gặp phải vấn đề khớp cắn sâu do vấn đề về răng, thì thường nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp niềng răng để điều chỉnh tình trạng này. Phương pháp này giúp điều chỉnh khớp cắn một cách dần dần và êm dịu, đảm bảo bảo vệ sức khỏe của răng và hàm. Đồng thời, việc điều chỉnh này cũng giúp tạo ra sự cân đối giữa hai hàm trên và dưới.

Hiện nay có một số phương pháp niềng răng khớp cắn sâu phổ biến như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng mắc cài sứ
  • Niềng răng không mắc cài

Phẫu thuật khớp cắn

Phẫu thuật khớp cắn là một giải pháp phức tạp và kinh phí cao. Người trưởng thành gặp vấn đề về hàm quá lớn và phát triển không đồng đều thường phải đối mặt với quyết định phẫu thuật. Quy trình chỉnh hình này bao gồm các bước như kiểm tra sức khỏe, chụp X-quang và sự gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương hàm, điều chỉnh hình dạng và vị trí của chúng. Đây là một loại phẫu thuật chỉnh hình mà yêu cầu sự hợp tác giữa bác sĩ nha khoa và bác sĩ phẫu thuật răng miệng.

Bên cạnh việc tốn kém, thời gian phục hồi cũng có thể kéo dài trong vài tháng. Tuy nhiên, may mắn thay, đa số trường hợp về khớp cắn sâu không yêu cầu phẫu thuật và có thể được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng một trong các phương pháp khác.

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Dưới đây là quy trình niềng răng khớp cắn sâu tại nha khoa mà bạn có thể tham khảo:

Khám và nhận tư vấn

Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể tình trạng sức khỏe của răng miệng của bạn và đánh giá mức độ khớp cắn không đều. Sau đó, thông qua kết quả của các hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề khớp cắn sâu, liệu đó có phải do vấn đề xương, răng hoặc các yếu tố khác.

Dựa trên kết quả khám, nguyện vọng của khách hàng và thông tin thu thập được bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết bao gồm:

  • Quy trình thực hiện ra sao?
  • Thời gian niềng răng khớp cắn sâu diễn ra trong bao lâu?
  • Dùng loại mắc cài nào phù hợp?
  • Niềng răng khớp cắn sâu bao nhiêu tiền?
  • Khớp cắn sâu niềng bao lâu thì có kết quả?
  • Một số lưu ý để bạn có những sự chuẩn bị cần thiết.

Thiết kế mắc cài dựa vào dấu hàm

Khi bệnh nhân hoàn toàn theo phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện việc tạo dấu răng thạch cao để thiết kế mắc hoàn toàn phù hợp với tình trạng cắn của từng trường hợp. Điều này cũng là cơ sở để so sánh sự thay đổi của hàm răng trong quá trình phát triển sau này.

nha-khoa-3c

Ngoài ra, nếu bệnh nhân gặp các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng,… thì bác sĩ sẽ phải giải quyết những vấn đề này trước khi tiến hành quá trình niềng răng. Điều này rất quan trọng và cần được thực hiện sớm để đảm bảo quá trình niềng răng đạt được kết quả tốt nhất.

Gắn mắc cài

Với mắc cài khay trong suốt được tùy chỉnh theo hình dáng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách tháo lắp chúng trong miệng một cách chi tiết.

Đối với phương pháp niềng răng bằng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn mắc cài trực tiếp lên bề mặt của răng bằng keo chuyên dụng, đảm bảo tính chắc chắn khi sử dụng. Sau đó, họ sẽ sử dụng dây cung và thun để cố định và bắt đầu quy trình điều trị cắn sâu.

Thực hiện tại khám theo định kỳ

Mỗi lần bạn đến tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh niềng răng và dây cung theo lực cần thiết. Thời gian để điều chỉnh sự sâu của khớp răng thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm. Để đạt được kết quả tốt nhất, quan trọng là bạn phải tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và kiên nhẫn trong suốt quá trình điều trị.

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì không bình thường khi đang niềng răng, đừng ngần ngại đến nha khoa ngay lập tức, không cần chờ đến cuộc hẹn tái khám.

Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha, khi răng đã đạt được sự sắp xếp mong muốn và khớp cắn đã được điều chỉnh đúng cách, bác sĩ sẽ loại bỏ niềng. Để đảm bảo rằng xương hàm ổn định sau quá trình niềng và để tránh việc răng trở lại vị trí ban đầu, cần sử dụng hàm duy trì khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

Địa chỉ niềng răng khớp cắn sâu giá tốt

Bạn muốn niềng răng khắc phục tình trạng răng cắn sâu (khớp cắn sâu) mà chưa tìm được địa chỉ uy tín? Đừng lo, Nha Khoa 3C chính là nơi đáng tin cậy để bạn có thể khắc phục tình trạng này hiệu quả

Địa chỉ niềng răng khớp cắn sâu giá tốt

  • Dịch vụ nha khoa đạt chuẩn quốc tế với mức chi phí hợp lý, phù hợp với khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chuyên thực hiện các ca chỉnh răng từ dễ đến khó.
  • Nhập khẩu các loại máy móc, vật liệu chỉnh nha chính hãng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Mỗi khách hàng sẽ được phục vụ tại một phòng riêng biệt, sử dụng bộ dụng cụ cá nhân để tạo cảm giác thoải mái và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
  • Bảng giá niềng răng được công bố một cách minh bạch và rõ ràng, cam kết không có chi phí bất ngờ nào phát sinh trong quá trình điều trị.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục răng cắn sâu. Đây là một vấn đề nha khoa cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Nếu bạn cần biết thêm thông tin hoặc có nhu cầu khắc phục răng cắn sâu hãy liên hệ ngay với Nha Khoa 3C nhé!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ 3C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat ngay
Đặt lịch
Bảng giá