Dạo gần đây, trung tâm Nha Khoa 3C nhận được nhiều câu hỏi về điều trị dành cho răng hàm số 7. Vậy răng số 7 là răng nào? Răng số 7 bị hư có điều trị được hay không? Răng số 7 bị mất có mọc lại không? Cách phục hồi và chăm sóc răng hàm đặc biệt này là gì? Mời các bạn đọc nội dung bên dưới để nhận lời giải đáp từ chuyên gia của Trung tâm Nha khoa 3C.
Nội dung bài viết
Răng số 7 là răng nào?
Răng số 7 là răng vĩnh viễn, lớn nhất của hàm, thường mọc khi chúng ta 12 – 13 tuổi. Răng có cấu tạo cũng như các răng khác, gồm có men răng, tủy răng, ngà răng nhưng sẽ phức tạp hơn một chút về số chân răng. Răng số 7 thường có 3 chân ở hàm trên, 2 chân ở hàm dưới, vài trường hợp sẽ có nhiều chân hơn, nên việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Răng số 7 thường có 3 ống tủy, trường hợp đặc biệt sẽ có 4 ống tủy, đóng vai trò duy trì sự sống của răng.
Răng số 7 cùng với răng số 6 chính là bộ đôi quan trọng nhất, đóng vai trò nhai, nghiền nát thức ăn thành từng mảnh vụn. Nếu răng số 7 mất đi sẽ không mọc lại, nên chúng ta cần chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận ở vùng trong hàm răng.
Chính vì nằm sâu bên trong khoang miệng nên răng số 7 rất khó vệ sinh, dễ bị sâu, hỏng lợi, viêm nướu, chảy máu chân răng. Hậu quả trực tiếp nếu bị mất răng số 7 như sau:
- Làm tiêu xương hàm vì nếu mất răng số 7, răng số 6 bị yếu chức năng ăn nhai nghiền theo nên lâu dần sẽ làm hạn chế và suy giảm mật độ xương hàm, chất lượng xương, tiêu biến xương. Từ đó khiến cung hàm không còn cân đối, da mặt chảy xệ, hai má hóp, vùng da quanh miệng xuất hiện nhiều nếp nhăn. Bệnh nhân trông già hơn hẳn so với độ tuổi thực tế.
- Ảnh hưởng đến răng số 6, cụ thể răng sẽ bị nghiêng về lỗ hổng, khoảng trống của hàm, mất đi sự vững chắc, dễ bị tổn hại, sâu răng và mẻ, vỡ, rụng răng.
- Lỗ trống khi mất răng số 7 dễ bị tích tụ thức ăn, vi khuẩn xâm nhập, gây khó chịu, cản trở ăn uống, đau đớn nếu bị rách nướu, sâu răng, chảy máu…
Răng số 7 nằm ở vị trí nào?
Răng số 7 là một trong những răng hàm lớn nhất, đảm nhận vai trò chủ lực trong việc ăn nhai. Với người chưa có răng khôn (chiếc răng số 8) thì răng số 7 chính là chiếc nằm cuối cùng. Còn với người đã hoặc sẽ mọc răng khôn số 8, răng số 7 là chiếc thứ 2 tính từ trong ra ngoài, nằm thứ 7 tính từ răng cửa là số 1 từ ngoài vào trong. Người trưởng thành thường có 4 răng số 7, gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Răng số 7 có thay không?
Răng số 7 là răng vĩnh viễn, không thay thế. Nếu mất răng số 7 sẽ mất luôn, chỉ có cách lắp răng giả, trồng răng để bù lại vị trí thiếu.
Một vài trường hợp răng số 7 sẽ bị mất đi như sau:
- Mòn bề mặt nhai theo thời gian do sử dụng nhiều, gây đau nhức, ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh hoặc rít gió vào, đánh răng… Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng có thành phần giảm ê buốt, hạn chế ăn đồ dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Răng số 7 bị nứt do va đập mạnh, răng sâu vỡ, ăn đồ cứng, dai thường xuyên làm bào mòn răng và nứt, lâu dần sẽ gây đau đớn, khó phục hình, buộc bạn phải nhổ răng số 7 đi.
- Áp xe răng số 7 do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và khu dây thần kinh dưới răng tạo thành chất dịch nhầy chảy xuống chân răng, hình thành túi mủ, gây đau nhức, lan đến các vùng khác của hàm, hôi miệng, khiến cơ thể mệt mỏi, nổi hạch cổ, nóng sốt, phát bệnh.
- Sâu răng thường gặp ở tất cả các răng do vệ sinh không sạch.
Thông thường, nếu răng số 7 gặp vấn đề, bác sĩ sẽ thăm khám, hướng dẫn và tìm cách để bệnh nhân bảo tồn, duy trì răng thật, hạn chế nhổ răng. Tuy nhiên, vài trường hợp bất đắc dĩ hoặc không có giải pháp, bác sĩ buộc phải thông báo với bệnh nhân cần nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng khác. Cụ thể, mời bạn đọc nội dung bên dưới.
Phương pháp điều trị răng số 7 bị hư bạn nên biết
Nếu răng số 7 chỉ triệu chứng nhẹ như bị nứt, lỗ sâu nhỏ … bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân điều trị và bảo tồn răng thật. Nếu răng số 7 trong trường hợp sâu quá nặng, ảnh hưởng đến tủy răng, dây thần kinh, bị áp xe,… tủy răng không có khả năng tái tạo, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng số 7.
Răng số 7 sau khi nhổ đi, cần nhanh chóng lắp răng giả, trồng răng implant để lấp chỗ trống, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai.
Răng số 7 khi bị hư, bị tổn thương, cần chăm sóc đặc biệt như:
- Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất với sức khỏe răng miệng, hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai, quá nóng,… khi vừa mới lắp răng thay thế vào.
- Vệ sinh răng với tăm bông y tế hoặc tăm nước, bàn chải có đầu lông mềm, chải răng nhẹ nhàng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và sử dụng nước muối, dung dịch nước súc miệng chuyên dụng không có cồn nhằm đảm bảo loại bỏ tối đa vi khuẩn, mảng bám trên các răng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về dịch vụ làm răng mới sau khi nhổ răng, bạn có thể tham khảo các dịch vụ hiện đang có tại Trung tâm Nha khoa 3C như: Lắp răng sứ giả, trồng răng implant. Trong đó, cách Implant là cách được đánh giá cao nhất và khuyên dùng nhiều nhất bởi tính chắc chắn, hiệu quả, thẩm mỹ mà cách này mang lại.
Trung tâm Nha Khoa 3C mong rằng những thông tin trên đã giải đáp hết các thắc mắc của bạn về đặc điểm của răng hàm số 7. Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp về tình trạng răng miệng, điều trị bệnh hoặc thẩm mỹ nha khoa, hãy liên hệ cho chúng tôi sớm nhất qua số Hotline (028) 3 925 1331 / 0916 037 766 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ 3C
- Địa chỉ: A35 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
- Website: https://nhakhoa3c.com/
- Hotline: (028) 3 925 1331 / 0916 037 766
- Mail: trungtamniengrang3c@gmail.com