Trong quá trình niềng răng, một số bệnh nhân gặp vấn đề về lợi trùm gây đau nhức và khó chịu. Vậy lợi trùm khi niềng răng là gì? Nguyên nhân do đâu? Đừng lo lắng, hãy theo dõi ngay bài viết này, Nha Khoa 3C sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về lợi trùm và cách khắc phục hiệu quả nhé!
Nội dung bài viết
Lợi trùm là gì?
Lợi trùm là hiện tượng phần nướu bao phủ lên bề mặt răng. Do đó, lợi trùm thường xuyên chịu tác động từ thức ăn, nước uống hoặc quá trình mọc răng khôn. Khi viêm lợi trùm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Nguyên nhân là do thức ăn, mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong kẽ răng khiến lợi sưng phồng và đỏ tấy.
Dấu hiệu của lợi trùm dễ nhận biết như như đau nhức và sưng đỏ ở vùng nướu bị ảnh hưởng. Khi ấn tay vào lợi, có thể thấy mủ chảy ra và mùi hôi khó chịu. Tình trạng này gây ra nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh, khiến việc ăn nhai, nói chuyện, thậm chí há miệng cũng trở nên khó khăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốt, sưng hạch ở cổ và nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân lợi trùm khi niềng răng
Kỹ thuật niềng răng sai
Lợi trùm xảy ra có thể do kỹ thuật niềng răng không đúng cách do bác sĩ thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do lựa chọn không kỹ lưỡng cơ sở chỉnh nha, bác sĩ thiếu chuyên môn hoặc sử dụng các khí cụ chỉnh nha kém chất lượng. Việc gắn và siết răng quá mạnh, thiếu cẩn thận hay sử dụng dụng cụ nha khoa không được tiệt trùng cẩn thận cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Khi niềng răng, nhất là khi sử dụng các khí cụ gắn trên răng như mắc cài, dây cung và thun, việc duy trì vệ sinh răng miệng sẽ trở nên phức tạp hơn so với bình thường. Ngoài bàn chải đánh răng, bạn có thể cần sử dụng thêm chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch răng hiệu quả. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, các mảnh vụn thức ăn nhỏ sẽ tích tụ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn này có thể tấn công nướu, gây ra viêm và dẫn đến viêm lợi trùm.
Răng khôn mọc lệch khi niềng răng
Khi niềng răng, có thể gặp trường hợp răng khôn mọc lệch. Nếu không được xử lý kịp thời, răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây tình trạng lợi trùm. Viêm lợi trùm từ răng khôn không chỉ ảnh hưởng đến răng đó mà còn có khả năng lây lan sang các răng khác, thậm chí gây xô lệch hàm, làm giảm hiệu quả của việc niềng răng.
Khi niềng răng, lợi trùm không chỉ gây đau và ảnh hưởng đến chức năng nhai mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng khác như: sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng, chết tủy và chảy máu chân răng. Nếu tình trạng lợi trùm kéo dài, hiệu quả của quá trình chỉnh nha sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Khi đeo hệ thống chỉnh nha trong quá trình niềng răng gây ra nhiều khó khăn khi ăn uống, khiến bạn có thể trở nên kén chọn và mất hứng thú với ăn uống. Hơn nữa, do lo ngại mắc cài bị rơi, bạn có xu hướng tránh các loại thực phẩm cứng và dai, dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng như vitamin C và canxi. Tình trạng này khiến răng và nướu trở nên yếu hơn bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nướu, viêm lợi.
Suy giảm miễn dịch
Lợi trùm cũng có thể do tình trạng suy giảm hệ miễn dịch của bản thân người chỉnh nha. Trong quá trình niềng răng, có thể gặp phải cảm giác vướng víu, đau đớn và khó nuốt. Mỗi lần siết dây cung, cảm giác đau nhức có thể xuất hiện, khiến người chỉnh nha không còn hứng thú với việc ăn uống, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch. Tình trạng này làm tăng nguy cơ bị viêm lợi và viêm nha chu.
Cách khắc phục lợi trùm khi niềng răng
Trường hợp lợi trùm mức độ nhẹ
Trong trường hợp này, bệnh nhân thường trải qua cảm giác đau nhẹ kéo dài từ 1 đến 2 ngày, nhưng không xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như sốt cao hay nổi hạch. Với tình trạng lợi trùm nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ bằng các biện pháp sau:
- Chườm khăn ấm hoặc đá lạnh lên vùng má tại vị trí răng đau để giảm đau.
- Dùng nước muối pha loãng súc miệng để giảm viêm và sưng đau.
- Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, để làm dịu cảm giác khó chịu ở lợi.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trường hợp lợi trùm mức độ nặng
Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn và điều trị kịp thời. Khi đó, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể và sức khỏe răng miệng của bạn để xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp.
- Nếu răng khôn mọc thẳng và không va chạm hoặc chèn ép các răng lân cận, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ phần nướu trùm lên răng. Phương pháp này giúp giảm thiểu rủi ro và không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
- Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, gây áp lực hoặc đẩy vào các răng lân cận, việc cắt bỏ mô nướu không phải là phương án hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia, vị trí mọc lệch của răng khôn có thể gây viêm nhiễm, sâu răng, tửu tủy và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các răng xung quanh. Do đó, việc cắt bỏ mô nướu chỉ là giải pháp tạm thời và không thể giải quyết hết các vấn đề phát sinh. Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ nha khoa khuyên bệnh nhân nên xem xét lựa chọn nhổ răng khôn để giải quyết các vấn đề này một cách toàn diện.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về lợi trùm khi niềng răng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Lợi trùm tuy không nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng. Việc lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ niềng răng giàu kinh nghiệm cùng tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chăm sóc răng miệng là chìa khóa để có một hàm răng đẹp và chắc khỏe. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa 3C để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này nhé!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ 3C
- Địa chỉ: A35 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
- Website: https://nhakhoa3c.com/
- Hotline: (028) 3 925 1331 / 0916 037 766
- Mail: trungtamniengrang3c@gmail.com
- Fanpage: Nha khoa 3C – Chuyên Niềng Răng