Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là giai đoạn nào?

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Niềng răng chính là giải pháp “vàng” để có một hàm răng đều đặn và chắc khỏe. Tuy nhiên, quá trình niềng răng không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn có cả những “góc khuất” khiến nhiều người e dè. Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là một trong số những chủ đề được quan tâm hàng đầu, ẩn chứa nhiều thắc mắc và lo lắng cho những ai đang cân nhắc muốn niềng răng. Bài viết dưới đây, Nha Khoa 3C sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé!

Các giai đoạn niềng răng

Giai đoạn thăm khám điều trị tổng quát

Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám tổng quát, chụp X-quang và lấy mẫu hàm để đánh giá tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Qua đó, bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất. Nếu phát hiện các vấn đề như viêm nướu, viêm nha chu hay sâu răng, bác sĩ sẽ điều trị chúng trước khi bắt đầu quá trình niềng răng.

Thăm khám tổng quát
Thăm khám tổng quát

Giai đoạn dàn đều răng

Trong quá trình bắt đầu điều chỉnh răng chính thức, bác sĩ sẽ sử dụng các mắc cài và dây cung lớn hơn để thay thế các thiết bị trước đó. Mục đích là xoay các răng và làm phẳng cung răng.

Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Trong giai đoạn này, sự thay đổi của các răng không rõ rệt, nhưng trục răng sẽ được chỉnh thẳng hơn. Đôi khi, bác sĩ có thể đề xuất nhổ răng hoặc cắt kẽ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển.

Đóng khoảng trong niềng răng

Giai đoạn đóng khoảng là quá trình quan trọng trong niềng răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của hàm răng sau khi điều chỉnh. Trong giai đoạn này, để điền vào khoảng trống từ răng số 4 bị thiếu, các bác sĩ sẽ thực hiện kéo lùi răng hô, vẩu và chìa ra sau, đồng thời kéo răng móm ra phía trước, tạo cho cung hàm trở nên thẳng và đều.

Quá trình này yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao và sự cẩn thận, vì một sai sót nhỏ có thể dẫn đến việc răng bật chân ra khỏi xương hàm. Nếu không có yêu cầu nhổ răng trong quá trình niềng, thì chỉ cần thực hiện các điều chỉnh và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn chỉnh khớp cắn

Trong quá trình điều chỉnh vị trí của răng, một số trường hợp có sự lệch về khớp cắn nhẹ. Do đó, trong quá trình niềng răng, bước điều chỉnh khớp cắn là cần thiết. Bác sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn của cả hai hàm trên và dưới để đảm bảo răng cắn đều và lực nhai được phân bố đồng đều hơn. Tóm lại, việc niềng răng không chỉ cải thiện nha khoa mà còn điều chỉnh xương hàm, giúp khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn.

Giai đoạn cố định và tháo niềng răng

Sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha, giai đoạn tháo niềng được xem là mục tiêu của hầu hết các bệnh nhân. Sau khi hàm răng đã được sắp xếp đều và khớp cắn đạt chuẩn, các dây cung và mắc cài sẽ được loại bỏ khỏi hàm. Sau đó, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh bóng và điều trị các vấn đề về sức khỏe răng miệng cần thiết.

Niềng răng khấp khểnh uy tín ở đâu?

Để giữ cho răng không trở lại vị trí ban đầu, sau khi tháo niềng, bệnh nhân cần tiếp tục đeo hàm cố định. Hàm này giúp duy trì vị trí mới của răng và cần được đeo thường xuyên trong giai đoạn đầu, sau đó sẽ được giảm dần dựa trên chỉ định của bác sĩ điều trị.

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Niềng răng giai đoạn nào xấu nhất? Chính là 3 tháng đầu khi niềng răng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy răng của mình còn lộn xộn, mắc cài và vướng víu. Điều này có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt, khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, nếu bạn không có chế độ dinh dưỡng đủ, có thể dẫn đến sụt cân, khiến khuôn mặt trông thiếu sức sống. Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ giảm dần khi bạn đã quen với việc đeo niềng răng.

Giai đoạn xấu khi niềng răng
Giai đoạn xấu khi niềng răng

Trong trường hợp răng bị hô, móm, việc cần thiết là phải nhổ răng để tạo không gian đủ để di chuyển răng. Khi bạn cười, sẽ có khoảng trống khá lớn giữa các răng, điều này có thể làm giảm tính thẩm mỹ và gây cảm giác thiếu tự tin cho nhiều người.

Cách để vượt qua giai đoạn xấu của quá trình niềng răng

Để vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, bạn có thể thực hiện các cách dưới đây:

  • Trong 2 tuần đầu niềng răng, thường có cảm giác đau nhức ở răng và lợi nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai và dễ nuốt để giảm đau nhức.
  • Bôi sáp nha khoa vào các điểm sắc nhọn của mắc cài để tránh tổn thương môi, nướu và má.
  • Dùng chỉ nha khoa và tăm nước để vệ sinh răng miệng nhằm ngăn ngừa bệnh lý răng miệng và mắc cài bung ra.
Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng
Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tránh sụt cân và hóp má.
  • Chọn một phòng khám nha khoa có uy tín, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ tốt trong quá trình niềng răng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Phương pháp niềng răng thẩm mỹ cho bạn

Hiện nay, có 4 phương pháp niềng răng phổ biến: Mắc cài kim loại, mắc cài mặt trong, mắc cài sứ và niềng răng trong suốt. Trong đó, niềng răng trong suốt là phương pháp có tính thẩm mỹ cao nhất.

Điểm nổi bật là tính tự nhiên đeo như không đeo, khiến cho người sử dụng cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp và nụ cười. Không sử dụng các thành phần kim loại hay dây cung như các phương pháp truyền thống, niềng răng trong suốt giúp không làm giảm giá trị thẩm mỹ của nụ cười.

Ngoài ra, sự thoải mái và nhẹ nhàng khi sử dụng cũng là một lợi thế lớn, giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều chỉnh răng miệng. Khả năng chịu lực tốt và chống xước cao cũng là những ưu điểm vượt trội khác của phương pháp này, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu và bền vững.

Tuy nhiên, niềng răng trong suốt có giá khá cao, nếu không đủ tài chính để thực hiện phương pháp này bạn cũng có thể lựa chọn niềng răng mắc cài sứ. Màu sắc của mắc cài sứ gần giống với màu răng thật nên khi giao tiếp, nói chuyện sẽ rất khó để có thể nhận ra là bạn đang niềng răng.

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng chỉ là tạm thời và hoàn toàn có thể vượt qua nếu bạn có sự chuẩn bị tốt. Hãy kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan để sở hữu hàm răng đều đẹp và nụ cười rạng rỡ. Còn gì thắc mắc đến chủ đề niềng răng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat ngay
Đặt lịch
Bảng giá