- Tăng số lần đánh răng trong ngày.
Hàm răng của chúng ta thường có nhiều kẽ hở, nhất là với răng niềng có sự xê dịch, thay đổi về cấu trúc thì việc thức ăn thừa, mảng bám càng dễ đọng lại trên răng. Do vậy nếu chỉ đánh răng 2 lần mỗi ngày và sử dụng bàn chải như thông thường thì không thể loại bỏ hết vi khuẩn bám ở răng, đặc biệt là khu vực có mắc cài kim loại hay mắc cài sứ
Sử dụng bàn chải lông mềm và tăng số lần đánh răng mỗi ngày
Nên lấy cao răng định kỳ
Vì vậy, khi vệ sinh răng niềng cần chú ý, tăng số lần đánh răng lên ít nhất 3 lần/ngày để loại bỏ thức ăn, làm sạch nướu. Nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng để lấy đi được tất cả thức ăn dư thừa mà vẫn giữ được độ an toàn của mắc cài.
Ngoài ra, hãy sử dụng kết hợp cả chỉ nha khoa hoặc tâm nước mỗi ngày để lấy đi những mảng bám cuối cùng còn sót lại mà bàn chải chưa thể làm sạch được.
- Chú ý đến chế độ ăn uống.
Khi niềng răng, lúc này răng cũng yếu hơn nên cần chú ý về chế độ ăn uống, thay vì sử dụng các thức ăn như bình thường thì nên sử dụng nhiều các thực phẩm mềm, cắt nhỏ thức ăn để dễ dàng hơn trong quá trình nhai.
Trong những ngày đầu tiên khi niềng răng thì có thể ăn nhiều các món như soup, cháo, canh để đảm bảo hấp thu đủ dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến các mắc cài.
Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, hoặc có tính chất dính như kẹo dẻo,… vì có thể gây ảnh hưởng đến khuôn răng, và cần duy trì chế độ này liên tục trong suốt quá trình niềng răng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Chú ý đồ có hại cho răng.
Hạn chế các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột vì chúng sẽ sản sinh ra axit và các mảng bám trên răng gây ra các bệnh về lợi một cách nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn niềng răng thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng lớn hơn.
Tránh tối đa các đồ uống gây hại cho răng như uống trà, nước ép trái cây hay đồ uống quá ngọt…
Không uống các đồ có hại cho răng để tránh răng bị ố vàng.
- Không tự ý điều chỉnh dây mắc cài.
Khi niềng răng, nhất là với những người mới niềng thì các dây mắc cài sẽ gây khó chịu như vị trí cuối của khung niềng có thể chọc vào má, các mắc cài gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện,… Lúc này nhất định không được tự ý điều chỉnh các dây cung hay mắc cài vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, vị trí niềng mà bác sĩ đã cố định vào răng.
Trong các trường hợp nếu quá khó chịu hoặc thường xuyên bị đâm vào lợi, khoang miệng thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa niềng răng để được khám cẩn thận và điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Cẩn thận khi vui chơi, luyện tập thể thao.
Việc luyện tập thể thao không an toàn có thể gây ra các tác hại không mong muốn cho răng như bị dây cung, mắc cài bị nới lỏng, bung, hư hỏng,… Chính vì vậy khi luyện tập, vui chơi thể thao cần chú ý nên sử dụng các vật dụng bảo hộ răng, tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi lựa chọn môn chơi thể thao.
Nếu không may xảy ra tai nạn liên quan đến mặt trong quá trình vui chơi thì cần đến gặp bác sĩ kiểm tra ngay để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nếu xảy ra hư hỏng.
- Tuân thủ lịch khám định kỳ.
Để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất, ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách, chú ý vận động thì cũng cần tuân thủ đúng lịch thăm khám theo lịch định kỳ của bác sĩ. Việc thăm khám định kỳ cũng giúp bác sĩ nắm rõ tình hình răng miệng, xử lý ngay lập tức khi có vấn đề xảy ra.
Luôn tuân thủ lịch khám răng định kỳ của bác sĩ.
- Biện pháp giảm đau sau khi niềng.
Những ngày đầu sau khi niềng, các triệu chứng đau nhức chắc chắn sẽ xảy ra do răng và lợi bị kích thích thay đổi cấu trúc. Chính vì vậy để giảm đau nhức sau khi niềng răng cần thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Nếu xảy ra tình trạng đau nhức quá khả năng chịu đựng hãy đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến để có các giải pháp làm giảm sưng đau, nhất định không được phép tự ý sử dụng các sản phẩm, các biện pháp khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, nhất là với các sản phẩm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.